Phần 3: Xác định điểm bắt đầu

Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?

Có lẻ rất nhiều chủ doanh nghiệp rất muốn số hóa mọi hoạt động trong công ty, và cũng đang tự hỏi phải bắt đầu từ đâu đây?

  • Thật ra câu trả lời thì rất đơn giản. Hãy bắt đầu từ nơi xuất phát. Chuyển đổi số bắt đầu từ nơi, xuất phát nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Vậy hãy xác định chính xác, nhu cầu của mình, bạn sẽ mở ra cánh cửa để bắt đầu.
  • Việc chuyển đổi số, bắt nguồn từ chiến lược công ty.
  • Ví dụ như công ty bạn năm nay sẽ phát triển kênh bán lẻ, vậy hãy bắt đầu triển khai ngay một website thương mại điện tử, mà ở đó có thể giúp bạn bán được nhiều hàng hơn.
  • Nhưng nếu doanh nghiệp bạn muốn phát triển thị trường, cải thiện doanh số bán hàng, thì hãy bắt tay vào xây dựng một hệ thống CRM, còn nếu như, doanh nghiệp bạn muốn quản lý tốt nội tại, kiểm soát mọi tài nguyên thì hãy triển khai hệ thống ERP...
  • Bạn thấy đấy, để bắt đầu thì không khó, tuy nhiên để triển khai và vận hành thành công một hệ thống thì cần rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến 2 yếu tố chính đó là "tiền" và "tình".
  • Đầu tiên, cái nào quan trọng thì nói trước hen, tình ý nói là con người, có con người giỏi sẽ xây dựng được quy trình tốt, tiếp thu tốt, thái độ tốt, từ đó hệ thống sẽ vận hành tốt, đơn giản vậy thôi.
  • Thứ 2 là tiền, dĩ nhiên rồi, không tiền đố mày làm nên. Tuy nhiên may mắn cho các bạn sinh ra trong thời loạn công nghệ, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty công nghệ, giúp cho khách hàng được hưởng lợi, phải nói là có những hệ thống chi phí rất rẻ, mà sử dụng rất ngon lành, thậm chí còn miễn phí cũng có. Chẳng hạn như cty gits.vn đang cung cấp tài khoảng CRM miễn phí vĩnh viễn, đối với một start up hoặc MSME có vài nhân sự thì sử dụng vô tư lự rồi, còn có cả website bán hàng luôn. Giải pháp 2 in 1 còn gì bằng. Quảng cáo cho ông GIT một chút thôi, quay lại chủ đề chính nào.
  • Ngoài 2 yếu tố trên bạn cũng cần chú ý đến khả năng triển khai của đơn vị cung cấp, platform sử dụng, mô hình doanh nghiệp và hệ quản trị database... 

Một vài case study tham khảo

1.Câu chuyện của Nike - Ví dụ về chuyển đối số bắt đầu từ chiến lược Gia tăng trãi nghiệm khách hàng

Mặc dù là tập đoàn chuyên về sản xuất giày dép, quần áo thể thao nhưng Nike cũng đã phải dựa vào chuyển đổi số để vượt qua cơn khủng hoảng cách đây vài năm.

Tăng trưởng giảm tốc và mô hình kinh doanh dần lỗi thời đã buộc Nike phải thay đổi cách tư duy, đồng thời thực hiện một cuộc cải tổ chuyển đổi số toàn diện nhằm tái cấu trúc lại hình ảnh thương hiệu cũng như chuỗi cung ứng của tập đoàn.

Cụ thể, Thay vì phải đi qua các công ty trung gian, Nike tương tác thẳng với người tiêu dùng qua hệ thống thẻ hội viên, marketing online hay dữ liệu số. Thay vì chỉ bán qua những nhà phân phối độc quyền, Nike bắt đầu kinh doanh trực tiếp với người tiêu dùng hoặc hợp tác với những công ty thương mại điện tử như Amazon, Alibaba để ra các chiến lược chuyển đổi số.

Việc thu thập cũng như phân tích dữ liệu số của người tiêu dùng giúp Nike tương tác tốt hơn với khách hàng cũng như tiếp cận được thị trường đa dạng hơn, đồng thời cung cấp được cho khách hàng những thứ họ cần.

Không dừng lại ở đó, Nike tích cực đầu tư cho những cửa hàng thương hiệu thay vì mở đại trà, đồng thời nâng cấp hệ thống bán hàng trực tuyến của hãng nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng.

Nhờ chiến lược chuyển đổi số thành công, Nike đã thúc đẩy tốc độ của các vòng đời sản phẩm, đưa các mặt hàng của hãng ra thị trường nhanh hơn, bắt kịp xu thế cũng như kiểm soát được chặt chẽ hơn chuỗi sản xuất của mình.

Hiệu quả nhờ chuyển đổi số của Nike là vô cùng rõ ràng. Đầu năm 2017, giá cổ phiếu của hãng chỉ vào khoảng 52 USD thì đến tháng 7/2019, con số này đã là 88 USD. Doanh thu của hãng cũng tăng từ 33,5 tỷ USD lên 39,1 tỷ USD trong cùng kỳ.

Đặc biệt, doanh thu từ thương mại điện tử của Nike tăng đến 38% trong tháng 11/2019, mức tăng vượt trội so với tất cả các mảng trong kỳ mua sắm sát lễ Giáng sinh. Doanh số online của Nike tại Bắc Mỹ tăng tới hơn 70% trong dịp "Ngày thứ 6 đen tối" (Black Friday). Số lượng thành viên của Nike cũng tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

Kết nối online

Chiến lược chuyển đổi số online của Nike không hề đơn giản. Câu chuyện không chỉ là xây dựng một website bán hàng hay một ứng dụng bán giày. Đội ngũ của Nike đã xây dựng hẳn một hệ sinh thái mua sắm trực tuyến, đem lại trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho khách hàng. 

2.Audi City - Ví dụ về chuyển đổi số bắt đầu từ thiết kế trang web

Audi một thương hiệu xe hơi hạng sang, thuộc tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Volkswagen AG, một công ty truyền thống lâu đời đã có sự đột phá trong việc ứng dụng công nghệ.

Với trang web audi-mediacenter.com, Audi đã thay đổi cách thức bán xe của công ty bằng việc giới thiệu một ý tưởng phòng trưng bày sáng tạo ra mắt vào năm 2012 mang tên Audi City. Audi City mang đến một trải nghiệm thương hiệu độc đáo và cho phép khách khám phá toàn bộ danh mục các mẫu xe của Audi tại các cửa hàng ở trung tâm thành phố.

Kết quả là doanh số bán hàng đã tăng 60% so với showroom truyền thống.

3.Thế giới di động - Ví dụ về chuyển đổi số bắt đầu từ hệ thống quản trị doanh nghiệp 

Thế Giới Di Động luôn nhìn từ góc độ khách hàng là trọng tâm, đem lại lợi ích cho nhà cung cấp và đối tác, nhân viên. Ban đầu các phòng ban khác nhau phải dùng những công cụ rất phức tạp để quản lý bán hàng, kho… Để thay đổi, Thế Giới Di Động đã dùng hệ thống phần mềm, lõi của nó là ERP, liên thông với các bộ phận: website, App, CRM, hệ thống tổng đài, quản lý giao nhận, hệ thống hóa đơn, E- Learning, báo cáo tài chính, tính thưởng, quản lý khách hàng.

TRONG QUẢN LÝ GIÁ VÀ CTKM

Trong quản lý giá và khuyến mãi mục tiêu, hệ thống này có thế làm giá, khuyến mãi đến từng siêu thị hay đích danh một điện thoại nào đó. Mỗi điện thoại có một email, cơ chế sẽ vận hành theo gần 20 loại hình khuyến mãi khác nhau, mọi thứ được kiểm soát từ trung tâm để thay đổi giá, được luân chuyển xuống siêu thị qua internet.

TRONG QUẢN LÝ BÁN HÀNG

Trong quản lý bán hàng, trước đây, mọi vận hành đều tập trung về khu trung tâm, có những giờ cao điểm khách hàng đợi rất lâu cho việc nhập vào hệ thống. Làm sao để khách hàng không phải chờ đợi? Mô hình sẽ tự động hoạt động lên đơn hàng, có hiển thị giá.

Nhân viên tư vấn sẽ dùng smartphone để biết mọi thông tin về sản phẩm đó, bao gồm tính năng, khuyến mãi chi tiết để tư vấn cho khách hàng hiệu quả. Sau khi tư vấn xong mỗi nhân viên sẽ là người làm đơn hàng trực tiếp cho khách hàng, giảm đi rất nhiều thời gian. Quầy thu ngân bây giờ gần như không còn người đợi.

TRONG QUẢN LÝ KHO

Về quản lý kho, bao gồm nhập hàng theo đơn hàng, theo lệnh chuyển, có chức năng in bảng giá, cấu hình, xếp lại kệ… Khi siêu thị này không còn, vào phần mềm kho sẽ biết siêu thị nào còn hàng để bán cho khách. Nhà cung cấp và đơn vị giao nhận cũng vận hành theo giao diện riêng, nhân viên kho sẽ mở hệ thống lên, check nếu có đơn hàng mới nhận, giao hàng.

Nếu mọi thứ không nằm trong cho phép thì trả lại cho nhà cung cấp. Hệ thống cũng theo dõi nhận hàng để làm sao hàng không thiếu, không thừa, tính toán ra từng linh kiện trong điện thoại còn hay hết để nhập hàng vừa đủ. Có thể làm chiết khấu theo từng loại điện thoại.

Ngoài ra họ còn cải thiện hệ thống báo cáo tài chính, lương thưởng, thương mại điện tử...

Họ cũng là 1 trong 3 doanh nghiệp tiên phong trong việc điện tử hoá chứng từ,hoá đơn.